1. Đặc điểm của mô hình kinh doanh kết hợp nhà ở
Ở các đô thị, khu dân cư đông đúc nhà ở kết hợp kinh doanh là mô hình
thiết kế - xây dựng đang được nhiều người người áp dụng.
Với loại hình này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các gia chủ có không gian sinh hoạt riêng mà vẫn không tốn nhiều thời gian di chuyển đến nơi làm việc. Nếu áp dụng để cho thuê thì cũng giúp cho các chủ nhà có thêm một khoản thu nhập hoặc không cần tốn chi phí mặt bằng.
2. Lưu ý khi lựa chọn thiết kế nhà ở kết hợp kinh doanh
Để đảm bảo được không gian sống, thuận lợi mà vẫn phù hợp với một mặt bằng kinh doanh nên áp dụng các tiêu chí sau:
2.1. Đặc điểm vị trí địa lý
Nếu bạn có một mặt bằng ở ngay mặt tiền lớn mà vị trí ấy có giao thông thuận tiện sẽ là một ưu điểm lớn phục vụ cho việc kinh doanh. Ngôi nhà có mặt tiền hướng ra đường lớn thì tần suất người qua lại cũng rất nhiều, hãy đảm bảo có chỗ để xe cho khách hàng. Bên cạnh đó cũng nên lưu ý không nên có vật cản, che chắn tầm mắt của người đi đường, không nên đặt địa điểm kinh doanh gần chân cầu vượt. Những vị trí tốt nhất sẽ nằm tại ngã , ngã 3, vì nơi này sẽ có được 2 hoặc 3 mặt đường.
2.3. Lựa chọn loại hình kinh doanh
Hãy đảm bảo bố trí mặt bằng phù hợp với diện tích của gia chủ và loại hình kinh doanh. Tùy vào tình hình thực tế, các
đơn vị thiết kế - xây dựng sẽ đưa ra các giải pháp, sắp xếp và bố trí sao cho phù hợp nhất.
Ở mỗi loại hình dịch vụ, kinh doanh thì việc thiết kế sẽ có tính đặc thù riêng, chẳng hạn như diện tích sẽ quyết định việc phù hợp để mở quán cà phê, quán ăn hay văn phòng… Còn với những căn nhà nhỏ, có thể sắp xếp nội thất một cách hợp lý để trở thành tiệm tạp hóa.
2.4. Phong cách thiết kế
Như bên trên đã đề cập, tùy vào loại hình kinh doanh sẽ có thiết kế riêng tùy vào diện tích sao cho hợp lý. Do đó, hãy tùy vào lựa chọn kinh doanh gì mà đưa ra những bản vẽ phù hợp. Cách tốt nhất vẫn nên tham khảo các
đơn vị thiết kế chuyên nghiệp. Bởi vì hiệu quả kinh doanh cũng sẽ được đo lường thông qua kiến trúc của cơ sở đó.
Khách hàng sẽ cảm thấy được diện mạo chỉn chu, thu hút ngay từ cái nhìn đầu tiên cho nơi kinh doanh của bạn, hãy thể hiện rõ lĩnh vực, sản phẩm ở vị trí dễ quan sát và không có gì cản tầm nhìn.
2.5. Phân chia không gian đảm bảo cho sinh hoạt, riêng tư của gia đình
Trước khi bắt đầu xây dựng, nên lưu ý đây là yếu tố quan trọng nên bạn hãy suy xét kỹ. Hãy chắc chắn rằng khu vực kinh doanh không ảnh hưởng đến cuộc sống riêng tư của bạn.
Khi kinh doanh thì đôi khi phải chịu hy sinh lấy không gian nhà vệ sinh, khu vực nhà bếp trở thành khu vực chung. Do đó, tốt nhất thì nên xây một căn nhà riêng tách biệt với không gian kinh doanh (đặc biệt là mặt hàng kinh doanh ăn uống). Ngoài ra, bạn cũng nên sử dụng các tấm ngăn cách các vách tường, cửa kiếng hay bình phong để tạo không gian riêng.
Hoặc giải pháp tốt hơn là xây nhiều tầng và phân chia 1 đến 2 tầng dành riêng cho kinh doanh, tầng trên nữa là dành cho sinh hoạt. Còn đối với việc cho thuê mặt bằng thì đây là giải pháp bắt buộc. Điều này sẽ giúp bạn thoải mái hơn, vừa đảm bảo tính riêng tư và bạn sẽ cảm thấy thoải mái cho lối đi riêng cho ngôi nhà của mình.
3. Chọn vật liệu xây dựng
Gia chủ nên hạn chế xây bê tông ở phía trước cho những mặt bằng kinh doanh mặt phố. Nên sử dụng gỗ hoặc thạch cao cho các vách tường ngăn cách tạm, điều này sẽ dễ dàng hơn cho sau này thay đổi cấu trúc căn nhà.
Để không cản trở những tầm nhìn bên ngoài, nên lựa chọn và bố trí các loại cửa lớn. Nên ưu tiên các thiết kế có không gian thoáng, mở, sang trọng mà vẫn có thể đón ánh sáng tự nhiên. Thường mọi người sẽ lựa chọn nhôm kính, kính cường lực, inox, gạch ốp sáng bóng… Hơn nữa với những gạch ốp trang trí nên chọn những loại có họa tiết độc đáo, ấn tượng và thu hút khách hàng từ ánh mắt đầu tiên. Bên cạnh đó, với những loại gạch ốp tường còn có khả năng chịu được tác động bên ngoài môi trường như: nóng lạnh thất thường của thời tiết. Và để tránh ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ nên tránh các loại gạch phun gai, ốp nhám, sần sùi vì dễ gây ra rêu mốc…
4. Kết hợp nhà ở và mô hình kinh doanh vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ
Với
thiết kế nhà ở kết hợp mặt bằng kinh doanh, bạn cũng nên chú ý diện mạo của chúng, đảm bảo không gian sạch sẽ, tinh tế sẽ mang lại cảm giác an tâm hơn cho khách hàng. Do đó, để mang lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng, hãy ưu tiên sử dụng các hệ thống chiếu sáng, lắp thêm máy quạt hoặc máy lạnh.
Ngoài ra, cũng nên chú tâm đến bảng hiệu vì đây sẽ là hình ảnh khách hàng nhìn thấy đầu tiên và có tác dụng nhận diện cửa hàng. Tùy vào tính chất của mỗi cửa tiệm mà sẽ có logo và bảng hiệu phù hợp, thông tin đưa lên bảng hiệu phải đầy đủ và chính xác.
Để tạo tính nhất quán, nên thiết kế bảng hiệu theo bộ nhận diện thương hiệu, điều này cũng giúp khách hàng dễ nhận biết và tăng hiệu quả với các chiến dịch marketing.
Nếu bạn muốn sở hữu một không gian kinh doanh kết hợp với mô hình nhà ở tại mặt phố mà vẫn còn những bỡ ngỡ và thắc mắc, hãy liên hệ với
Matrix Design ngay để được tư vấn bạn nhé!