1. Tầng lửng là gì?
Để mở rộng thêm diện tích xây dựng sinh hoạt do đó các công trình thường có thêm tầng lửng. Mỗi công trình chỉ cho phép xây dựng một tầng lửng mà không tính nó vào số tầng của công trình.
Với nhiều trường hợp thì quy định về chiều cao xây dựng sẽ thường không cho chủ đầu tư xây dựng số tầng như mong muốn. Và để khắc phục mà vẫn mở rộng diện tích thì giải pháp tối ưu là
thiết kế xây dựng tầng lửng mà cũng không vi phạm luật lao động.
2. Công năng sử dụng của tầng lửng
Có thể làm tầng lửng khi diện tích không được rộng lắm như cần mặt bằng kinh doanh, nơi để xe, nhà kho. Tầng lửng sẽ giúp giải quyết các
công trình xây dựng bị giới hạn chiều cao.
Tầng lửng có công năng sử dụng khá đa dạng. Nếu như nhà chưa đủ các không gian thì có thể thế tầng lửng làm các chức như bếp ăn, phòng khách đặc biệt hay nơi sinh hoạt chung cho gia đình. Và nếu dùng tầng trệt làm không gian kinh doanh thì tầng lửng có thể vừa là nơi tiếp khách mà còn có thể quan sát công việc mua bán ở dưới. Với nhiều gia đình, thường xây tầng lửng như một phòng ngủ.
3. Tầng lửng - diện tích xây dựng tối đa và tối thiểu
Tầng lửng sẽ không được tính vào số tầng của một ngôi nhà, tuy nhiên tầng này không được vượt quá 65% diện tích xây dựng sàn ngay bên dưới.
Với một số nhà trong thành phố Hồ Chí Minh ở những nơi như quận 8, quận 10 thì diện tích tầng lửng có thể lên đến 80% diện tích sàn dưới, điều này sẽ tùy vào lộ giới và khu vực mà có quy định khác nhau. Trong trường hợp lộ giới dưới 3m5 thì sẽ không cho phép xây dựng tầng lửng.
Do đó, trước khi có ý định
xây dựng nhà bạn cần phải tìm hiểu kỹ các thông tin.
4. Tầng lửng có chiều cao bao nhiêu?
Theo quy định thì chiều cao của tầng lửng cộng với tầng trệt ở nhà có lộ giới dưới 20m thì sẽ cao tối đa 5m8 so với chiều cao của vỉa hè và thấp nhất là 5m6 và tầng trệt là 2m8 (nếu đóng trần trần thạch cao thì chiều cao thực tế rút xuống còn khoảng 2m4).
Với những nhà trong hẻm nhỏ sẽ bị giới hạn chiều cao tầng, thường tầng trệt lửng cao 2m8. Và nếu
xây dựng nhà ở thêm tầng lửng thì chiều cao của các lầu 1, lầu 2 cũng bị giới hạn và cao tối đa 3m4. Và nếu như nhà không có tầng lửng thì tầng trệt là 4m, lầu 2 là 3m6 - 3m8.
Trong trường hợp nhà có lộ giới hơn 20m thì tầng lửng có sàn trệt sẽ cao tối đa 7m.
5. Chi phí xây dựng tầng lửng
Tầng lửng sẽ có hai cách tính
chi phí thi công khác nhau, một là diện tích sàn sử dụng và còn lại là diện tích thông tầng của trệt và lửng. Với diện tích sàn có mái che trong nhà sẽ được tính 100% diện tích. Còn diện tích thông tầng lớn hơn 8m2 thì sẽ tính 50% diện tích. Tính như sàn bình thường sẽ có chiều cao dưới 8m2.
Chi phí xây dựng là 50% diện tích với tầng lửng lớn hơn 8m2. Do đó, phần thông tầng tuy rỗng nhưng cũng cần có hệ kết cấu sắt thép riêng, có tường bao nên đây được xem là hao chi phí xây dựng. Cũng nhờ vậy mà chi phí sàn của tầng lửng thấp hơn so với chi phí các lầu khác trong nhà.
6. Kiểu bố trí tầng lửng
Có rất nhiều cách trang trí tầng lửng khác nhau, chẳng hạn như sử dụng kính cường lực cắt mỹ nghệ cho lan can, cửa kính để ngăn các phòng. Hoặc là có thể đưa một phần ban công ra bên ngoài, thấy rõ cầu thang ở phía sau.
Nếu bố trí thêm tầng lửng thì khi vào một ngôi nhà sẽ có cảm giác rộng rãi hơn do phần trần cao hơn 5m, và cũng có thêm diện tích để đáp ứng nhu cầu cho các thành viên trong gia đình.
Trong xây dựng thì tầng lửng được xe là cách tuyệt vời để có thể mở rộng thêm mặt bằng xây dựng và tiết kiệm chi phí cho ngôi nhà. Với các kiến trúc sư sẽ khuyên rằng nên như nhà bạn có diện tích eo hẹp thì nên xây thêm tầng lửng cũng như chú ý các nguyên tắc chung để đảm bảo tính pháp lý và tính thẩm mỹ. Và để ngôi nhà trở nên thông thoáng hơn thì bạn cũng có thể xem xét đến việc xây nhà lệch tầng, chi phí của nó cũng không quá cao so với nhà bằng tầng.
Và nếu còn bất cứ thắc mắc nào thì hãy
liên hệ ngay với Matrix Design để được tư vấn ngay bạn nhé!