asset 3e

ĐỂ LÀM HỒ SƠ THIẾT KẾ NHÀ PHỐ CẦN CÓ NHỮNG GÌ?

1. Sự quan trọng của thiết kế hồ sơ nhà phố

- Hồ sơ thiết kế nhà phố sẽ giúp chủ đầu tư hình dung được sau khi hoàn thiện thì ngôi nhà sẽ trông như thế nào? Hạn chế được việc bất cập cho ngôi nhà sau này 
- Quá trình giám sát và thi công sẽ trở nên dễ dàng hơn. Tiếp đến, khi nhìn vào hồ sơ bản vẽ cũng sẽ dễ dàng kiểm soát được quy trình xây dựng một cách chặt chẽ
- Nhà thầu sẽ dễ dàng dự toán được chi phí sau khi có bộ hồ sơ thiết kế nhà phố và làm các bảng dự toán chi tiết giúp chủ đầu tư có thể cân nhắc được vật liệu và vật tư nội thất phù hợp. 
tầm quan trọng của việc thiết kế

2. Những phần của hồ sơ thiết kế nhà phố

Sẽ có 3 phần chính cho hồ sơ bao gồm: phần kết cấu, phần kiến trúc và phần điện nước (M&E). Và cả 3 phần này cũng đều rất quan trọng, nếu có sai sót nhỏ sẽ ảnh hưởng đến ngôi nhà. 
Ở mỗi phần cũng có danh mục cho các bản vẽ chi tiết. Do đó, tổng của bộ hồ sơ sẽ có từ 60-200 bản vẽ A3 chi tiết cho các phần kết cấu, kiến trúc và điện nước. Hơn nữa, cũng tùy vào mức độ phức tạp hay đơn giản của công trình mà bản vẽ thiết kế sẽ nhiều hay ít và bản vẽ này cũng sẽ được sắp xếp theo khoa học theo đúng quy trình tiến hành thi công. 
Matrix Design sẽ cho bạn xem qua mẫu hình ảnh của một bộ hồ sơ thiết kế nhà ở ngay dưới đây để bạn dễ dàng hình dung nhé: 
mẫu nhà phố tham khảo

3. Hồ sơ thiết kế - phần kiến trúc

Bước đầu tiên để kiến trúc sư làm việc với chủ đầu tư chính là phần kiến trúc, do đó nó đóng vai trò rất quan trọng. Phần kiến trúc được chia thành 2 phần:
Tùy theo chiều dài mảnh đất mà mặt bằng bố trí vật dụng được thể hiện rõ qua các không gian sinh hoạt như: bàn ghế, cầu thang, vị trí các vật dụng, phòng ngủ, nhà vệ sinh, phòng khách…
Tiếp đến là mặt đứng trong hồ sơ thiết kế nhà trọn gói cũng cần phải ghi chú đầy đủ về kích thước chi tiết, các vật liệu cụ thể được sử dụng để giúp các chủ đầu tư hình dung được sơ bộ về không gian mặt tiền từ đó mà dự trù nguồn kinh phí phù hợp. 
Chiều cao của mỗi tầng nhà là bao nhiêu sẽ được thể hiện ở mặt cấu trúc, qua đó sẽ thấy được tương quan giữa các khu vực theo phương thẳng đứng. Thường thì mỗi tầng sẽ rơi vào khoảng 2m7 đến 3m8. 
Phối cảnh mặt tiền 3D cũng sẽ được triển khai sau khi có các phương án mặt cắt, mặt bằng, mặt đứng đã chốt với chủ đầu tư. Do mặt bằng còn là cơ sở để giúp việc thiết kế các mặt tiền như vị trí cửa đi, cửa sổ… Nên khi có mặt bằng, mặt cắt, mặt đứng thì đơn vị thiết kế mới tiến hành lập bản vẽ để tiến hành cho quá trình xin thủ tục xây dựng. 
mẫu nhà phố tham khảo
Ngoài ra thì chủ đầu tư cũng có thể cùng với kiến trúc sư để bàn bạc về vật dụng trang trí, màu sắc để có thể sở hữu mặt tiền ngôi nhà đúng sở thích. Mặt tiền cũng được thiết kế để phù hợp với hướng nhà. 
Sau khi đã hoàn thành xong phối cảnh mặt tiền 3D thì các kiến trúc sư sẽ tiến tới bước triển khai các bản vẽ còn lại như mặt bằng kích thước, chi tiết thang, mặt bằng lát gạch…
Về mặt bằng lát gạch sẽ thể hiện nên sử dụng loại gạch nào cho từng không gian, kích thước gạch, cách lát gạch như thế nào với viên gạch đầu tiên để làm chuẩn để có thể có được không gian sống chỉnh chu nhất. Và đơn vị thi công chỉ cần dựa vào hồ sơ thiết kế là có thể tiến hành thi công theo đúng như yêu cầu. Bên cạnh đó, tùy theo phong cách và nhu cầu riêng của chủ nhà mà sẽ có thêm các bản vẽ chi tiết cho việc thi công diễn ra thuận lợi hơn. Chẳng hạn như nếu như nhà phố theo phong cách cổ điển hay tân cổ điển sẽ phải có thêm chi tiết phù điêu, hay con sơn cho mái thái…
Theo đó là mặt bằng định vị cửa đúng vị trí, kích thước cho hệ thống của ngôi nhà. Trong hồ sơ thiết kế sẽ đề cập đến quy cách, vị trí và số lượng cửa. 

4. Hồ sơ thiết kế - phần kết cấu

Kết cấu sẽ là phần chịu tải trọng cho cả căn nhà, do đó độ bền chắc sẽ phụ thuộc và liên quan đến cọc, móng, dầm sàn… 
Mặt bằng cọc trong hồ sơ thiết kế nhà phố sẽ thể hiện cách bố trí của cốt thép kèm với các thông số kỹ thuật như: độ dày và độ cao của móng (sẽ gồm giằng móng và bản móng), loại cột, số lượng cột sử dụng, khoảng cách các cột, cách bố trí và kích thước của cột… 
Đối với chất lượng của một công trình thì kết cấu thép sàn cũng đóng vai trò rất quan trọng, quyết định khả năng chịu lực trực tiếp và ảnh hưởng đến tính ổn định chung của công trình. Bản vẽ mặt bằng thép cũng thể hiện đường kính, mật độ thép, độ dày và số lượng thép…
Hồ sơ thiết kế - phần điện nước (M&E)
hồ sơ thiết kế
Phần điện nước hay còn có tên gọi khác là M&E (từ viết của Mechanical and Electrical) được hiểu là phần cơ khí và điện của ngôi nhà. 
Theo đó thì M&E được chia thành 4 hạng mục chính, bao gồm: 
- Hệ thống cấp thoát nước và thiết bị vệ sinh (P&S)
- Hệ thống điều hòa không khí và thông gió (HVAC)
- Hệ thống điện (Electrical)
- Hệ thống báo và chữa cháy (F&F)

Đây sẽ là phần cần chuyên môn cao và kinh nghiệm thi công thực tế để có thể bố trí cho phù hợp với từng ngôi nhà. Phần điện nước tốt sẽ giúp đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thuận lợi nhất cho từng thành viên, nó sẽ bao gồm các mặt bằng như: hệ thống cấp thoát nước, ổ cắm, các thiết bị điện, đèn chiếu sáng, bể tự hoại, hố ga, máy lạnh, camera…  Và các chủ đầu tư có thể xem qua cách bố trí của từng bộ phận xem đã phù hợp hay chưa để bàn bạc lại với các kỹ sư. 
hồ sơ làm nhà
Trên đây là những phần cần có trong bộ hồ sơ thiết kế để các chủ đầu tư lưu ý. Hy vọng rằng, qua bài viết này, Matrix Design đã mang lại những thông tin hữu ích dành cho các chủ đầu tư đang chuẩn bị hoặc đang tiến hành xây nhà. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay với Matrix để được tư vấn sớm nhất nhé! 



 
asset 23a
Thông Tin Liên Hệ:
Địa chỉ trụ sở chính: Tầng 3, Tòa nhà An Phú Plaza, 117-119 Lý Chính Thắng, Phường 7, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
Địa chỉ Văn Phòng: 54/132 Vũ Huy Tấn, phường 3, quận Bình Thạnh, Thành Phố Hồ Chí Minh
Địa chỉ chi nhánh: 487 Phạm Nguyễn Du, phường Nghi Hòa, Cửa Lò, Tỉnh Nghệ An.
Điện Thoại: 0972 866 430  -  zalo: 0972 866 430 
Email: matrixdesignvn@gmail.com
Facebook: https://www.facebook.com/MatrixDesignVn/?modal=admin_todo_tour

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

Tên của bạn
Email
Điện thoại
Nội dung